Kết quả tìm kiếm cho "Làm vèo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 379
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Thị trường nệm đa dạng, thông tin nhiễu loạn khiến nhiều người loay hoay. Liệu chúng ta có đang đầu tư đúng chiếc nệm mình cần?
“Dũng cảm thoát nghèo” không chỉ là một chương trình từ thiện đơn thuần, mà còn là một hành trình lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Huyện Thoại Sơn đã 2 lần được chọn là điểm đến của Chương trình “Dũng cảm thoát nghèo”, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chương trình đối với vùng đất ông Thoại giàu truyền thống anh hùng.
“An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của tất cả mọi người, nhưng với người nghèo là điều không đơn giản. Từ sự quan tâm của toàn xã hội, cùng nhiều nguồn lực đầu tư thiết thực, nhiều hộ nghèo đã hiện thực hóa được mong ước an cư, tạo tiền đề lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Vào mùa cao điểm, rừng trang cổ thụ ven suối Tà Má, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định thu hút khoảng 10.000 lượt khách đến tham quan, check-in mỗi ngày, đem lại doanh thu “khủng” cho các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương.
Huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) là nơi từng ngọn núi, dòng sông đều thấm đẫm huyền tích tiên nữ giáng trần. Lèn Tiên Giới sừng sững như thành trì giữa cánh đồng Phúc Lâm, xã Ðức Hóa mênh mông, gợi nhớ câu chuyện cổ Ngọc nữ phong. Kỳ quan thiên nhiên hang Tiên ở xã Cao Quảng còn lưu giữ câu chuyện về các tiên nữ mải mê cảnh đẹp trần gian mà quên bay về trời…
Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo phát động của Thủ tướng Chính phủ, huyện Phú Tân phấn đấu hoàn thiện 297 căn nhà (cất mới và sửa chữa), tổng kinh phí khoảng 16,8 tỷ đồng. Mỗi ngành, địa phương đã được phân công để tham gia chương trình một cách khoa học, minh bạch, đảm bảo mọi chính sách hỗ trợ đến đúng người.
Những bước chân nặng nề, nghiêng ngả vì chất độc da cam/Dioxin chầm chậm lên sân khấu nhận quà. Di chứng chiến tranh hiện hữu rõ nét trên gương mặt, cơ thể tật nguyền của họ, khó lòng phai nhạt. Chất độc ấy âm thầm phá hủy biết bao gia đình, thế hệ người dân Việt Nam, 50 năm sau hòa bình vẫn chưa khắc phục được.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa”, thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
Đó là hoàn cảnh khó khăn của em Mai Thiên Đức (ngụ ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành) bị bại não bẩm sinh; anh Phan Văn Hận (31 tuổi, ngụ khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên) mắc bệnh hiểm nghèo, chi phí điều trị tốn kém, rất mong được giúp đỡ.
Từ lâu, vùng nuôi cá ven sông Hậu thuộc xã Phú Bình, Hòa Lạc (huyện Phú Tân) được mệnh danh là “thủ phủ” cá nàng hai (thát lát cườm). Bởi, mỗi năm ngư dân ở đây cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 tấn cá thương phẩm vang xa khắp vùng.
Sinh ra trong hoàn cảnh bị khuyết tật là một thiệt thòi. Muốn hòa nhập với cuộc sống, các em cần nỗ lực rất lớn. Chẳng những vậy, nhiều trẻ còn mạnh mẽ, cố gắng học tập đạt thành tích xuất sắc để theo đuổi ước mơ, hoài bão, đem khát vọng tốt đẹp phục vụ cộng đồng.